NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ LỊCH SỰ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ MÀ BẠN ĐÃ BỎ LỠ
1. Ai mới là cha đẻ thực sự của ô tô ?
Karl Benz không phải là nhà phát minh thực sự của xe hơi, bất ngờ chưa khi người mà ai cũng tưởng bấy lâu này là nhà phát minh ra ô tô lại thực sự không phải cha đẻ của tác phẩm ( ô tô) ấy.
Những gì anh ấy đã làm là đăng ký bằng sáng chế cho chiếc xe hơi đầu tiên của mình. Chiếc ô tô là sự kết hợp của nhiều phát minh, cộng với chiếc xe pháo chạy bằng hơi nước do kỹ sư quân sự người Pháp Nicolas-Joseph Cugnot chế tạo vào năm 1769.
Vào tháng 1/1886, Carl Benz đã giành bằng sáng chế cho “ chiến mã” cưng của mình – Chiếc xe chạy bằng động cơ khí đốt đầu tiên của ông.
2. Bao nhiêu phụ tùng mới làm nên một chiếc ô tô chính hiệu?
Câu trả lời là khoảng 30.000 bộ phận. Bạn không nghe nhầm đâu nhưng con số này có thể lên đến hơn cả 30.000 phụ tùng cho một xe hạng sang. Tuy nhiên đây không phải là tin tức thực sự đáng ngạc nhiên nhất.
Điều bất ngờ và kỳ lạ là làm cách nào con người hiểu được các thức di chuyển của xe hơi và nguyên lý kết hợp những phụ tùng và bộ phận tách rời như động cơ và hộp số, hệ thống bôi trơn, phanh, hệ thống treo, khung gầm, … trở thành một cái xe hoàn chỉnh.
Để lăng được bánh xe trên đương một chiếc ô tô cần khoảng 30.000 phụ kiện
CÁC PHÁT MINH TRANG BỊ PHỤ TÙNG QUANH Ô TÔ VẪN ĐƯỢC ỨNG DỤNG ĐẾN TẬN NGÀY NAY
1. Phanh đĩa
Phanh đĩa là một đĩa tròn và má phanh được kẹp từ bên hông bánh. Khi sử dụng chỉ cần ấn nhẹ là có thể khiến xe dừng lại êm ái hơn và an toàn hơn so với phanh truyền thống trước đây.
Lần đầu tiên phanh đĩa xuất hiện là ở Anh vào năm 1890, tuy nhiên lúc đó nó vẫn chưa được sử dụng một cách rộng rãi và chưa nhận được sự tin tưởng để áp dụng vào trong thực tiễn. Sau đó, phanh đĩa được phát triển trên xe máy, nhưng phương tiện sử dụng phanh đĩa nhiều nhất lại là… xe lửa vào những năm 1930.
Mãi cho đến tận ngày nay thì phanh đĩa mới được áp dụng vào trong cấu tạo hình thành xe ô tô thay cho đĩa đồng loại cũ để tăng hiệu suất nhưng giảm chi phí và tăng độ bền cho ô tô.
2. Động cơ phía trước
Các chuyên gia như Citroen, Saab và DKW đều phải công nhận hệ dẫn động cầu trước cực kỳ tiện dụng và hữu ích đối với xe ô tô . DKW được trang bị cấu trúc động cơ phía trước này lần đầu tiên năm 1931, nhưng Alec Issigonis đã làm thay đổi thế giới ô tô khi cho ra đời chiếc Austin Mini.
Alec Issigonis nhận thấy rằng thiết kế sẽ ngắn gọn hơn nếu đặt động cơ nằm ngang dọc theo khoang động cơ thay vì dọc theo chiều dài của xe. Do đó, khoang cabin sẽ có diện tích lớn hơn, nhưng kích thước tổng thể của xe vẫn được giữ nguyên.
Thiết kế này đã thay đổi kiến trúc của xe hơi, từ những chiếc xe nhỏ gọn thành những chiếc SUV cỡ lớn vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Một trong những lợi ích phổ biến nhất là dẫn động bánh trước và cung cấp lực kéo phía trước tốt.
Lần đầu tiên phanh đĩa xuất hiện là ở Anh vào năm 1890
3. Tăng áp
Nạp khí cưỡng bức của động cơ bắt nguồn từ Gottlieb Daimler (năm 1855), kỹ sư người Thụy Sĩ đã tạo ra bộ tăng áp thương mại đầu tiên. Giúp phụ tùng này chính thức có mặt trên thị trường.
Bằng cách đưa thêm không khí vào động cơ máy bay, nó giúp hạn chế ảnh hưởng của việc giảm mật độ không khí trộn với nhiên liệu ở độ cao lớn.Công nghệ này sau đó đã được chuyển sang tàu thủy và xe tải chạy bằng động cơ diesel.
Vào những năm 1950, các công ty Mỹ đã triển khai cho việc sản xuất bộ tăng áp đầu tiên trên ô tô qua hai xe mẫu Oldsmobile Jetfire và Corvair Monza thời đó.
4. Dây an toàn
Nghiên cứu vào giữa những năm 1980 cho thấy dây an toàn có thể đảm bảo giảm thương tích và tử vong trong tai nạn giao thông. Gần đây, sự kết hợp giữa dây an toàn và túi khí bảo vệ là phát minh hiện đại đã phát huy tác dụng đáng kể.
kỹ sư người Anh George Cayley phát minh lần đầu tiên dây an toàn được cho tàu lượn vào giữa thế kỷ 19. Nhưng phải đến năm 1946, một bác sĩ ở California (Mỹ) đã đề xuất ý tưởng sử dụng dây an toàn và có thể thu vào tự động.
Nash đã lắp một thiết bị như trên lên xe nhưng nhiều khách hàng khi sử dụng cho rằng việc thắt dây an toàn khi ngồi trong xe là không cần thiết và đề nghị đại lý tháo thiết bị này. Ford sau đó đã cung cấp một sự lựa chọn dây đai an toàn vào năm 1955. Nhưng chỉ có 2% số người mua tin và cài đặt nó vào xe.
Tuy nhiên ngày nay, việc thắt dây an toàn không còn được khuyến khích mà là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các ô tô nhằm giảm thiểu các tai nạn giao thông do va chạm mạnh trên đường đến mức thấp nhất. Và cách làm này dường như đã có hiệu quả vượt cả mong đợi.
Thế giới ô tô thật kỳ diệu mà chúng ta đôi khi dường như không thể nào hiểu hết được. Việc mở mang kiến thức đến với một lĩnh vực mới cụ thể là lĩnh vực xe ô tô sẽ mở ra cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thực tiễn thú vị hơn, đồng thời giúp ta càng thêm yêu quý chiếc xe ô tô của mình ấy chứ!
Dây an toàn giúp giảm thương tích và tử vong trong tai nạn giao thông